Nâng cao hiệu quả để hội nhập kinh tế quốc tế

10:03 13-07-2023

VOV.VN - Với 8 năm thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP năm 2014, hội nhập quốc tế với trọng tâm hội nhập kinh tế đạt được thành tựu to lớn, Hội nhập tạo chuyển biến quan trọng vị thế quốc tế đất nước. Tiếp đà đó, Nghị quyết 93/NQ-CP đặt sâu trọng tâm nâng cao hiệu quả hội nhập để phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.

Thành tựu đạt được to lớn

Chủ trương hội nhập quốc tế được thực hiện nhất quán, quyết liệt và liên tục đạt hoặc vượt mục tiêu đặt ra.

Mặc dù tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam lọt vào nhóm 20 nền kinh tế có tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như khoảng 100 đối tác đầu tư. Nền tảng thực hiện chủ trương đa phương hóa kinh tế đối ngoại có tính khả thi cao và phù hợp với xu hướng đề cao quan hệ đa phương trong giai đoạn mới.

 

Thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế trở thành động lực mạnh để thúc đẩy hiệu quả tăng trưởng, định hướng điều chỉnh chính sách và chiến lược doanh nghiệp.

Tiềm năng và lợi thế thương mại và đầu tư được phát huy theo xu hướng thế giới cho nên kết hợp được sức mạnh bên trong gồm ngành, địa phương và cả nước với sức mạnh thời đại.

 

Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết 15 hiệp định thương mại trong đó có các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là cách thức tạo khuôn khổ rộng lớn lớn để hoàn thiện thể chế thương mại và hình thành chuỗi giá trị toàn cầu.

Vị thế kinh tế quốc tế nói riêng và vị thế quốc tế nói chung của Việt Nam có sự thay đổi đáng kể trong khu vực và thế giới so với 8 năm trước.

Chủ động, tích cực trong trạng thái cân bằng mới

Nghị quyết khẳng định xuất hiện cân bằng mới trong cơ cấu kinh tế thế giới cho nên cần có cách tiếp cận mới phù hợp trạng thái này. Tổng cung, tổng cầu và mặt bằng giá mới toàn cầu được hình thành. Cơ hội và thách thức mới trong phát triển cần được xem xét trên nền tảng phát triển mới.

Chủ động, tích cực là chủ trương xuyên suốt trong hội nhập cần được nhận thức đầy đủ hơn bảo đảm tương ứng giữa vị thế mới của đất nước và trạng thái cân bằng mới của thế giới.

Tương quan lực lượng cơ bản trong nền kinh tế thế giới có dấu hiệu thay đổi nhanh, bên cạnh các nền kinh tế phát triển cao, quy mô lớn, còn có các nền kinh tế mởi nổi đang nỗ lực phát triển mạnh. Việc kết nối chặt ché với các lực lượng này sẽ tạo được giá trị mới phù hợp với xu hướng phát triển mang tính đón đầu.

Tiến bộ công nghẹ tạo ra những thay đổi cơ bản trọng nguồn lực phát triển gồm năng lượng mới, trí tuệ, khoa học, công nghệ mới, theo đó, xuất hiện các mô hình phát triển chưa từng có.

Các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuàn hoàn, kinh tế chia sẻ đang trở thành các mô hình có tính phổ biến cao và phù hợp với xu hướng mới trong phát triển. Theo đó, các giá trị kinh tế mới sáng tạo ra sẽ lớn hơn và huy động nhiều nguồn lực hơn.

Chủ động phân tích, đánh giá và sáng tạo trong phương thức thực hiện đến khai thác nguồn lực mới. Cần coi trọng công tác dự báo và chủ động có giải pháp đón đầu sáng tạo, tối ưu.

Tích cực trong tư duy, suy nghĩ, tích cực trong hành động và tích cực trong tạo ra kết quả để tạo chỗ dựa sáng tạo trong trạng thái cân bằng mới.

Sẵn sàng với tính bất định cao, yêu cầu cao phát triển nhanh và bền vững

Tính bất định cao xuất hiện do tác động của sự thay đổi cán cân lực lượng, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nhất là cạnh tranh Mỹ- Trung, xung đột Nga- Ukraine, biến động thị trường năng lượng thế giới, tình trạng lạm phát toàn cầu. Tính bất định càng cao, tính bất ổn càng lớn và rủi ro trong các giao dịch quốc tế càng cao.

Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 (Đại hội Đảng XIII, 2021), cho nên cần phát triển nhanh và bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm đạt ít nhất 7-7,5% cũng như các tiêu chuẩn phát triển bền vững cần được đáp ứng.

Việc phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện bất định có thể tạo cơ hội lớn nhưng rủi ro khá cao. Có khả năng phòng vệ từ sớm, từ xa. Cần chuẩn bị nhiều kịch bản để sẵn sàng phản ứng kịp thời, hiệu quả cao với trạng thái bất định cao.

Việc đa dạng hóa lĩnh vực, đa phương hóa quan hệ, tăng sức chống chịu nội tại của doanh nghiệp và nền kinh tế, xây dựng các chuỗi cung ứng tối ưu, tăng tính độc lập, tự chủ trong giai đoạn mới ở mức cao nhất cần được đề cao.

Theo cam kết tại Corp 26, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050, thích ứng biến đổi khí hậu, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, cam kết thực hiện toàn diện các mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau. Đây là căn cứ để điều chỉnh đầu tư, sản xuất, tiêu dùng.

Việt Nam thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập thành công, vì thế, có khả năng tạo được tính sẵn sàng cao trong thích ứng với những thay đổi bất định mới.  Lòng tiwn vào tương lại phát triển tươi đẹp của đất nước càng ngày càng cao.

Đặt sâu trọng tâm nâng cao hiệu quả giai đoạn 2023-2030

Kết quả đạt được của hội nhập quốc tế đáng kể, vị thế quốc tế nhất là vị thế kinh tế quốc tế đất nước được cải thiện song nhìn tổng thể, hội nhập đạt hiệu quả chưanhư mơng đợi so với tiềm năng đáng kể của nền kinh tế, Mức độ phụ thuộc cao làm giảm phần nào tính chủ động, tích cực. Tư duy nâng cao hiệu quả cần trở thành nền tảng nhận thức xuyên suốt trong giao đoạn 2023-2030.

Yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào tuân thủ tiên chuẩn phát triển, không đánh đổi mục tiêu phát triển nhanh với tiêu chuẩn bền vũng đơn thuần.

Mặt bằng giá mới của thế giới do lạm phát cần được tận dụng để nâng cao giá hàng xuất khẩu Việt Nam. Đây là cơ hội mới để cải thiện hiệu quả song cần có phương thức tiết giảm chi phí trong nước cũng như giảm thiểu lạm phát nhập khẩu. Điều chỉnh cơ cấu xuất – nhập khẩu cần được thực hiện để nắm bắt cơ hội.

Đồng thời, các loại rào cản mới trong thương mại và đầu tư quốc tế liên quan đến việc áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu 15%, các biện pháp phòng vệ thương mại mới, các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh mới trong thương mại, chủ nghĩa bảo hộ mới và tình trạng trợ cấp biến tướng thành sự hỗ trợ phục hôi sau đại dịch cần được nhận dạng đầy đủ, phân tích cụ thể đề sẵn sàng thích nghi hiệu quả.

Hiệu quả cần được xem xét cả từ doanh nghiệp, ngành và quốc gia thể hiện kết quả đạt được ngày càng lớn với chi phí ngày càng hạ. Hiệu quả cao của doanh nghiệp cần phù hợp với hiệu quả của nền kinh tế. Lợi ích quốc gia là tối thượng trong quan hệ quốc tế. Do đó, cần tập trung đổi mới sáng tạo, xây dựng các mô hình kinh doanh mới dựa trên áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo liên tục.

Các chính sách, quy định cần mình bạch, quy trình xây dựng khoa học, vạn hành thuận tiện, có thể dự đoán trước để giảm thiểu chi phí điều chỉnh, giảm thiểu rủi ro.

Bộ máy triển khai cần được xây dựng tinh gọn, tiết giảm chi phí và thời gian cho mọi đối tượng, xây dựng quan hệ công – tư thân thiện. Quyết liệt thực hiện số hóa, chuyển đổi số, sử dụng giao dịch không giấy tờ, phi tiếp xúc.

Doanh nghiệp cần nỗ lực tối đa theo hướng nắm bắt xu hướng thị trường, sang tạo về sản phẩm, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả, chất lượng và cải thiện cạnh tranh. Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển mạnh thương hiệu cả quốc gia và quốc tế.

Các đối tác hữu quan khác như các tổ chức quốc tế, hộ gia đình và từng cá nhân cần tích cực, chủ động ủng hộ chủ trương này với tâm thế lạc quan, chủ động, tích cực và sáng tạo, đồng bộ hóa chủ trương chung với thế mạnh vốn có.

https://vov.vn/kinh-te/nang-cao-hieu-qua-de-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-post1032167.vov - theo vov.vn