Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhờ động lực đầu tư và tiêu dùng

10:31 07-01-2025

VOV.VN - Với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam là 7,09% vào năm 2024, Việt Nam đang trở thành quốc gia có sự tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và sẽ tiếp tục dẫn đầu với tiềm năng thu hút FDI và xuất khẩu.

Theo ông Adam Samdin, chuyên gia của Công ty dự báo kinh tế toàn cầu Oxford Economics, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng vượt trội nhờ ngành chế biến chế tạo vững chắc và nhu cầu trong nước tăng. Đây cũng là một trong những động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm tới.

"Tôi nghĩ rằng, sự tăng trưởng của Việt Nam khá là bất ngờ. Ý ​​tôi là dựa theo việc điều tiết nhu cầu bên ngoài thì tôi không nghĩ rằng Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý rằng nhu cầu trong nước của Việt Nam lại có sự phục hồi nhanh hơn dự đoán. Do đó, thay vì trông chờ vào tăng trưởng nhu cầu bên ngoài, Việt Nam đã phục hồi bằng nhu cầu trong nước, đặc biệt là trong quý 3 và quý 4".

Tăng trưởng tiêu dùng trong nước được thúc đẩy nhờ động lực tăng trưởng lương của năm 2024 và năm 2025, chủ yếu từ các khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo khảo sát, năm 2022, người lao động trong khu vực FDI nhận lương cao hơn khoảng 14% so với khu vực phi nhà nước. Ông Adam Samdin cho rằng, FDI không chỉ thúc đẩy như cầu tiêu dùng trong nước mà còn là lĩnh vực có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ khu vực này trong những năm tới:

 

"Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 75% trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI cũng đang được hỗ trợ bằng các chính sách của Chính phủ và trên cơ sở đó, chúng tôi nghĩ rằng đó là những yếu tố cấu trúc khá chắc chắn rằng xuất khẩu sẽ được hỗ trợ trong vài năm tới. Mặt khác, một trong những yếu tố khiến cho khu vực FDI sẽ tiếp tục khởi sắc nhờ sự dịch chuyển của các tập đoàn lớn. Bản thân các doanh nghiệp này đang tìm cách đa dạng hóa thị trường để tránh rủi ro".

Cũng theo ông Samdin, trong bối cảnh thương mại toàn cầu phục hồi mong manh, nguy cơ các cuộc chiến tranh thương mại sẽ xuất hiện nhiều hơn trong năm 2025, thì việc tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là động lực và chứng tỏ sức cạnh tranh lớn của nền kinh tế Việt Nam:

"Về mặt cạnh tranh, tôi nghĩ, một trong những điều được đánh giá là quan trọng ở khu vực Đông Nam Á liên quan chi phí lao động. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Việt Nam muốn thu hút được nhiều FDI thì cần phải có nhiều chính sách “nuôi dưỡng” các doanh nghiệp FDI hấp dẫn hơn. Đó là động lực lớn cho tăng trưởng".

Để thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai. Đây là tiền đề quan trọng để bước sang năm 2025, nền kinh tế được kỳ vọng sẽ bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

Mức tăng trưởng GDP năm 7,09% so với năm 2023, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 đạt mức tăng trưởng tích cực 3,27% mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp phục hồi tích cực và tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2023. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2024 tăng 8,32% so với năm trước. Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2024 tăng 7,38% cao hơn tốc độ tăng 6,91% của năm 2023.

Lĩnh vực xuất khẩu hàng năm 2024 đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước. Trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/12/2024 đạt 38,23 tỷ USD, mặc dù giảm 3% so với cùng kỳ nă

https://vov.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-tang-truong-cao-nho-dong-luc-dau-tu-va-tieu-dung-post1146969.vov - Theo vov.vn