Chuyện đằng sau những đôi quang gánh trên phố Hà Nội

09:54 15-04-2024

VOV.VN - Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Quang gánh cuộc đời – là mẩu chuyện đằng sau cái nét bình dị của Hà thành mà Kênh VOV Giao muốn kể với các bạn.

Cô bán hàng rong được bao nhiêu năm rồi ạ?

Cô bán hàng rong năm nay được 30 năm.

 

Cô có tính trung bình một ngày mình đi được bao nhiêu cây số không?

Cứ chạy rong chạy ruổi một ngày tầm 20 cây số. Những ngày Hà Nội nắng nóng thì quá vất vả và khổ sở lắm, nhưng thôi cuộc sống bươn chải thì đành chịu…

 

Những giọt mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt khắc khổ của bà Trần Thị Hậu – người phụ nữ cao chưa đến một mét rưỡi mà lại gánh trên vai một gánh hoa quả nặng hơn cả cân nặng của mình. Đã nhá nhem tối, bước chân dường như đã mỏi, đôi quang gánh đang làm lưng bà còng xuống. Có vẻ hôm nay là một ngày không may mắn.

Cứ thế một tháng có tới 28 ngày người phụ nữ gốc Quốc Oai này rong ruổi khắp các con phố cổ của Hà Nội để mưu sinh. Ấy vậy mà, mỗi bữa cơm của bà chỉ với hai miếng thịt thái mỏng, vài miếng rau và một bát oto cơm, vỏn vẹn 5 nghìn đồng.

Hơn 30 năm vất vả ngược xuôi chỉ trông chờ vào gánh hàng rong, bà đã tự mình nuôi 4 người con trưởng thành. Bà kể với giọng tự hào: hai trai, hai gái; ba đứa học đại học, 1 đứa học trung cấp liên thông. Giờ ba đứa lớn đã có gia đình rồi, còn đứa út mới ra trường đi làm.

Chị ơi rau bao tiền một mớ đó ạ?

Đây 5 nghìn thôi em ơi.

Thế còn đằng này ạ

Đằng này 3 nghìn, đằng kia 2 nghìn rau đây.

Rau này là rau mình tự trồng ạ?

Rau mình trồng, sạch sẽ luôn.

Một vài mớ rau, quả mướp, rồi từ cái hành cái hẹ, mùa nào thức nấy, đều do vợ chồng chị Nguyễn Thị Vân một tay chăm bẵm cẩn thận. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ trở thành gánh hàng rong để mang lên phố thị bán. Lãi không được bao nhiêu nhưng hai vợ chồng quyết chí bảo nhau làm gì cũng phải có cái tâm. Chắt chiu hơn 20 năm qua chị đã dành dụm để có tiền nuôi hai đứa con ăn học thành tài.

- Bây giờ hai vợ chồng làm ruộng.

Làm ruộng với bán hàng rong nuôi được con đại học là cũng vất vả lắm đấy cô

Làm ruộng thì mới vất vả em nhưng thế mới nuôi nó, thằng lớn học 5 năm đại học. nói chung là lúc nuôi chúng nó học đại học là cũng vất vả.

Không thể đếm nổi những vất vả của những người bán hàng rong trên các con phố Hà Nội như bà Hậu và chị Vân. Nhưng đằng sau sự vất vả đó là niềm vui, niềm tự hào của người mẹ khi nhìn thấy những người con của mình trưởng thành.

Không được may mắn như bà Hậu và chị Vân, bà Trần Thị Xứng năm nay đã ở cái tuổi ngoài ngũ tuần nhưng không chồng, không con. 14 năm qua, ngày nào từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm, dấu chân bà đã in đậm trên khắp các con phố Hà Nội để bán hoa quả, nuôi mẹ già 81 tuổi.

Khi được hỏi về ý định có tấm chồng nương tựa lúc tuổi già, bà chỉ xua tay và cười gượng: “Già rồi, còn mấy năm nữa là hết cuộc đời, thôi thì ở vậy để đỡ phiền ai”:

"Kể cô cũng vất vả lắm, thuở bé tới giờ đúng là ở nhà trông nom mẹ già, nuôi mẹ già. Vất vả thì mới lo nổi như thế đấy".

Già nửa đời người gắn bó với nghề những người phụ nữ này đã trải qua bao khó khăn, vất vả. Để mưu sinh có lúc họ đã phải đổ mồ hôi, thậm chí cả những giọt nước mắt. Mặc dù biết rất rõ những quy định của Pháp luật về cấm bán hàng rong nhưng vì mưu sinh, họ vẫn phải bươn trải khắp các ngõ phố chốn Hà Thành.

Chia tay với bà Xứng, rảo bước trên con phố Hà Nội tôi lại thấy thấp thoáng hình ảnh các bà các chị với đôi quang gánh nặng trịu trên vai. Những nhọc nhằn chắt chiu đó chính là của để dành mà họ muốn dành cho các con:

"Cô đi chợ bươn trải bao nhiêu năm trời chỉ lo nghĩ là để cho các con ăn học. thôi cuộc sống vất vả khổ sở thì mẹ chịu đựng. Cô chỉ nghĩ mỗi một điều là thôi con cái không khổ sở là hạnh phúc cho bản thân".

Sống ở Hà Nội

Hà Nội nhiều ngõ ngách, dân cư đông song dường như luật giao thông đường bộ dừng ở đầu ngõ, trong ngõ không hề có các biển báo, không có ai điều hành khi ùn tắc. Những bất cập giao thông trong ngõ, ngách diễn ra từ nhiều năm nay vẫn chưa có lời giải. 

Dù không có con số thống kê nhưng cộng chiều  dài tất cả các ngõ, ngách ở các quận nội đô có khi còn dài hơn  đường và  phố của Hà Nội gộp lại. Ngõ, ngách rất quan trọng trong hệ thống giao thông của thành phố. Và cũng như các tuyến phố, đi lại  trong ngõ có nhiều bất  cập. 

Trước đổi mới, Hà Nội có hai quận rất ít ngõ, ngách là Ba Đình và Hoàn Kiếm. Hai quận nhiều ngõ ngách là  Đống Đa và phía nam quận Hai Bà Trưng. Có ngõ ở phố Khâm Thiên, Bạch  Mai  hẹp đến  mức hai xe đạp đi ngược chiều tránh nhau phải dừng lại nghiêng xe. Nguyên nhân là sau 1954, thành phố sáp nhập nhiều xã ngoại ô vào nội thành nhưng  không cải tạo, mở rộng đường làng thành đường phố.

Trong thập niên 90 thế kỷ 20, do yêu cầu phát triển, mở mang khu vực nội thành, nhiều  quận  mới được thành lập trên cơ sở gộp các  xã lại. Đất ruộng của các làng mọc lên chung cư với hệ thống hạ tầng khá tốt song ở các xã lên phường thì hạ tầng rất kém.

Dù đường chính của làng đổi thành phố, có tên và gắn biển, được thảm nhựa hoặc đổ bê tông, song  không theo qui chuẩn, rộng hay hẹp phụ thuộc  vào đường làng trước đó thế nào. Một điểm chung của phố làng  là không có vỉa hè, không có cây xanh, đó là  phố Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Trung Hòa, Định Công…

Vì xuất xứ từ làng lại không được qui hoạch nên  ngõ ở các phố làng rất nhiều và ngõ này  thông sang ngõ kia như ma trận. Nói  chung ngõ, ngách  hẹp nhưng  số dân lại đông vì nhiều gia đình  xây nhà  trọ cho thuê vì thế mật độ dân trong ngõ lớn hơn cả ở khu phố cổ.

Cống thoát nước thường làm giữa đường, nên những  nắp cống cập kênh liên tục phát ra âm thành lộp bộp. Đường ngõ, ngách  xuống cấp nhanh hơn song lại không  được sửa chữa  ngay nên tróc ghẻ rất nguy hiểm. Các ngõ Hà Nội ngày nay như xã hội thu nhỏ. 

Để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cư dân ngõ,  chợ nhỏ bán thực phẩm, các cửa hàng tạp hóa hình thành. Trong ngõ cũng có nhiều của hàng dịch vụ như cắt tóc gội đầu, sửa  điện thoại, chữa xe máy, quán cà phê. Những ngõ rộng còn có cả quán bia hơi. 

Từ sáng sớm đến tối khuya, ngõ ngách luon đông người đi lại, phương tiện ra vào, mấy  anh shiper chở hàng cồng kềnh  bấm còi inh ỏi. Ngõ chật nên chỉ cần một hai người dừng xe ở các quầy  tạp hóa, thực phẩm là lập tức ùn ứ.

Khách vào các cửa hành dịch vụ chỉ có cách để xe dưới lòng đường, không ai dám nói vì chủ cửa hàng đóng thuế kinh doanh và  luật  cũng không cấm họ buôn bán trong ngõ. Lưu lượng phương tiện giao thông đông đúc nên va chạm là không tránh khỏi. Thật may mắn nếu chỉ là lời qua tiếng lại nhưng gặp người cố chấp  hay đầu gấu thì loạn ngõ.

Ngõ ngách nhiều, dân cư đông  song luật  giao thông đường bộ  dừng ở đầu ngõ, trong ngõ không hề có các biển báo, không có ai điều hành khi ùn tắc. Có ngõ rộng đã trở thành điểm đỗ ô tô, không có biển cấm nên họ cứ đỗ. Lại có ngõ vẫn cho xe ô tô hai chiều, xe máy cứ bám đít hít khói. Hàng ngày có công an phường đi tuần tra nhắc nhở nhưng  không nỡ phạt vì toàn dân nghèo kiếm sống. Xe  đi qua lại đâu vào đấy.

Những bất cập giao thông trong ngõ, ngách diễn ra từ nhiều năm nay. Nếu chưa thể cải tạo mở rộng  thì hãy  đưa luật vào ngõ cho cuộc sóng bình yên. 

Tin yêu

Sở Du lịch Hà Nội vừa tổ chức đoàn khảo sát, trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Mỹ Đức với chủ đề 'Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long' với điểm đến là những di tích, làng nghề dọc tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 2 – 3/5, Nhà hát Hồ Gươm thực hiện chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ - không bao giờ quên”.

Hai phim truyện "Đào, phở và piano”, “Tiểu đội hoa hồng” cùng hai phim tài liệu “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử” sẽ được chiếu trong Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

hang_rong_7.jpg

Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 có chủ đề 'Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình' sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 29/9.

Quận Hoàn Kiếm (Thành phố Hà Nội) vừa khai mạc triển lãm 'Chuyện Đình trong phố' với câu chuyện về nghề làm da giầy tại Đình Phả Trúc Lâm (40 phố Hàng Hành).

Với mục đích thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen sinh hoạt hướng đến một lối sống xanh, vì một tương lai xanh, nhiều trường học tại Hà Nội tổ chức giờ sinh hoạt về chủ đề 'sống xanh', dạy học sinh bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ. 

https://vov.vn/xa-hoi/chuyen-dang-sau-nhung-doi-quang-ganh-tren-pho-ha-noi-post1089144.vov - theo vov.vn