Biểu tình chống phân biệt chủng tộc vẫn sục sôi ở châu Âu

11:07 08-06-2020

VOV.VN - Cùng với Thủ đô London của Anh, nhiều thành phố lớn khác tại châu Âu cũng ghi nhận các cuộc biểu tình tương tự.

Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 3.453.487 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tình hình dịch Covid-19 tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đã có khác biệt khi nhiều nước bước vào nới lỏng phong tỏa trong khi một số nơi ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt.


Xét nghiệm Covid-19 tại Indonesia. (Nguồn: AFP).
Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 18.514 ca mắc và 370 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 2.007.058 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 112.466 trường hợp. Do các cuộc biểu tình tiếp tục lan rộng trên nhiều khu vực, dịch bệnh tại Mỹ đang có chiều hướng xấu đi, sau thời gian chững lại, hiện giờ tiếp tục gia tăng cả về số ca mắc và số ca tử vong.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu và đang là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 16.722 ca mắc và 454 ca tử vong, nâng tổng số lên 690.309 ca bệnh và 36.411 ca tử vong.

Nga ghi nhận thêm 8.984 ca mắc và 134 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 467.673 trường hợp, trong đó 5.859 trường hợp tử vong.

Tại Tây Ban Nha, tổng số ca mắc Covid-19 hiện tại là 288.630 sau khi ghi nhận thêm 240 trường hợp. Số ca tử vong do Covid-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 27.136sau khi ghi nhận thêm 1 trường hợp trong ngày 7/6.

Anh ghi nhận thêm 1.326 ca mắc và 77 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 7/6. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 286.194 trường hợp, trong đó có 40.542 ca tử vong. Anh vẫn là nước có số ca tử vong vì Covid-19 nhiều nhất châu Âu và cao thứ 2 thế giới.

Italy ghi nhận thêm 197 ca mắc mới và 53 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 234.988, trong đó có 33.899 ca tử vong. Italy hiện là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ 6 thế giới.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp tính đến hết ngày 7/6 là 153.977, trong đó tổng số ca tử vong là 29.155.

Đức ghi nhận thêm 173 ca mắc mới và 7 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 185.869 trong đó có 8.776 ca tử vong. Chính phủ Đức dự định tiếp tục kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 5/7 tới nhằm kiềm chế đại dịch Covid-19.

Số ca mắc và tử vong do Covid-19 đang giảm ở châu Âu, khiến nhiều nước bắt đầu nới phong tỏa, song mức độ vẫn chưa thống nhất. Hiện, tranh cãi về cách thức tài trợ cho sự phục hồi của Liên minh châu Âu giữa đại dịch đang gây căng thẳng giữa các nước giàu có và các nước nghèo hơn trong khối, đe dọa trì hoãn sự phục hồi kinh tế khu vực.

Tại khu vực Mỹ Latinh, Chile đã ghi nhận thêm 649 ca tử vong, con số kỷ lục trong 24 giờ, nâng tổng số ca tử vong lên 2.190 người. Số ca mắc Covid-19 mới tại nước này cũng tăng thêm 6.045 người. Hiện tổng số ca mắc Covid-19 ở Chile lên tới 134.150 người.

Peru hiện là nước có số ca mắc Covid-19 nhiều thứ 8 thế giới với tổng số 196.515 ca mắc và 4.757 ca tử vong vì dịch bệnh này.

Ổ dịch lớn nhất Trung Đông – Thổ Nhĩ Kỳ - ghi nhận thêm 914 ca mắc mới và 234 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 76. Tổng số ca mắc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là 170.132 trường hợp, trong đó có 4.692 ca tử vong.

Trong khi đó, tổng số ca mắc Covid-19 tại Iran hiện tại là 171.789 sau khi ghi nhận thêm 2.364 trường hợp. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 8.281 trường hợp.

Ổ dịch lớn nhất châu Á, Ấn Độ, ghi nhận thêm 10.884 ca mắc và 261 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 257.506, trong đó có 7.207 ca tử vong. Ấn Độ hiện giờ đã nằm trong top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đứng vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 83.036 trường hợp, trong đó có 4.634 ca tử vong. Nhiều khu vực tại quốc gia này đang xuất hiện những ổ dịch mới rất đáng lo ngại.
Bất chấp các lời cảnh báo và kêu gọi từ các chính quyền về việc tránh tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh, hàng chục nghìn người vẫn xuống đường tại nhiều thành phố lớn tại châu Âu trong chiều tối 7/6, nhằm hưởng ứng các cuộc biểu tình tại Mỹ và đòi hỏi bảo vệ quyền lợi của người da màu.
Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Thủ đô London, Anh khi hàng chục nghìn người kéo đến trước Đại sứ quán Mỹ hô vang tên của George Floyd, người Mỹ da đen bị cảnh sát Mỹ sát hại hôm 25/5 tại thành phố Minneapolis, cùng các khẩu hiệu như “không công lý thì không có hoà bình” hay “nước Anh cũng không vô tội”.

Đây là ngày thứ 2 liên tiếp các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại Thủ đô nước Anh. Dù đa số người biểu tình ôn hoà nhưng những hành động bạo lực và phá hoại vẫn đã diễn ra. Một số vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra trước Đại sứ quán Mỹ. Nhiều người biểu tình quá khích đã viết những khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc lên tượng của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill.

anh keu goi cham dut bieu tinh chong phan biet chung toc vi lo ngai lay lan covid-19 hinh 1
Biểu tình tại thành phố Bristol của Anh chiều 7/6. Ảnh: The Guardian
Trước đó, trong cuộc biểu tình ngày 6/6, các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã khiến ít nhất 14 cảnh sát bị thương. Cảnh sát Anh cũng đã bắt giữ 29 người vì có các hành động bạo lực.

Bên cạnh lo ngại các cuộc biểu tình vượt tầm kiểm soát, mối lo lớn nhất của nhà chức trách Anh hiện nay là việc các đám đông tụ tập có thể khiến đại dịch Covid-19 tại nước này bùng phát mạnh hơn. Trong tối 7/6, Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Priti Patel tuyên bố, các cuộc biểu tình vì quyền lợi của người da đen này cần phải chấm dứt.

“Mặc dù rất nhiều người, trong đó có cả Thủ tướng Boris Johnson cảm thấy ghê sợ trước cái chết của George Floyd, nhưng nước Anh đang trong tâm của một đại dịch và theo các quy định thì không được phép tụ tập quá 6 người ngoài trời. Vì thế, các cuộc biểu tình này là không chấp nhận được, tôi yêu cầu mọi người chấm dứt”, Bộ trưởng Priti Patel nêu rõ.

Cùng với Thủ đô London của Anh, nhiều thành phố lớn khác tại châu Âu cũng ghi nhận các cuộc biểu tình tương tự. Tại thành phố Milan, thủ phủ của vùng Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19 tại Italy, đám đông biểu tình cũng lên tới vài ngàn người, trong đó có cả những người biểu tình đòi quyền lợi cho dân nhập cư.

Tại Brussels, Thủ đô của Bỉ và là trung tâm chính trị của châu Âu, hàng ngàn người cũng đã tập trung biểu tình tại trung tâm thành phố, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán.

Tại Đức, các cuộc biểu tình tiếp diễn ở các thành phố như Berlin hay Cologne. Trước đó, trong ngày 6/6, cảnh sát Đức đã bắt giữ 93 người tại Thủ đô Berlin vì có các hành vi bạo lực./.
Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore vẫn là ổ dịch lớn nhất khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, Singapore ghi nhận 37.910 ca mắc, trong đó có 25 ca tử vong. Phần lớn các ca mắc mới xuất phát từ những khu ký túc xá dành cho lao động nhập cư có thu nhập thấp.

Indonesia ghi nhận thêm 672 ca mắc và 50 ca tử vong trong 24h qua, nâng tổng số ca mắc lên thành 31.186 và tổng số ca tử vong là có 1.851. Indonesia đã quyết định kéo dài các hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) tại 3 thành phố lớn Bogor, Depok và Bekasi, tới ngày 2/7./.

https://vov.vn/the-gioi/bieu-tinh-chong-phan-biet-chung-toc-van-suc-soi-o-chau-au-1057102.vov - theo vov.vn